BÀI VIẾT
13/03/2023 10:21
TẾT LÀO VÀ NHỮNG LỄ HỘI
Tết Lào thường diễn ra vào tháng 4 dương lịch trùng với tháng 5 phật lịch của Lào. Tết của Lào diễn ra từ ngày 14 đến 16/4, trùng ngày 13 đến 15 tháng 5 năm 2566 (lịch Lào). Người Lào gọi tết là Bounpimai tức là lễ hội mừng đón năm mới. Thường lễ hội này có tục té nước nên người Lào gọi là Lễ hội té nước mừng đón năm mới.


Lễ chùa ngày Tết ở Vientiane

Tết Bunpimay (Bunhot Nậm hay còn gọi là Tết té nước) đón năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 Dương lịch hàng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành Quốc đạo.



Lễ buộc chỉ cổ tay chúc mừng năm mới tại gia đình

Ngày đầu năm, ngoài tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều hoạt động vui, khỏe gắn với sông nước như các cuộc đua thuyền trên sông Mêkông, xây tháp cát, phóng sinh cho rùa, cá, cua, chim, các trò chơi dân gian, buộc chỉ cổ tay, lễ cầu may, chúc phúc tạ các gia đình…



Té nước trên đường phố

Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội. Vui nhất trong Tết Bounpimai là trò chơi té nước, đầu tiên phải là các thành viên trong nhà tưới nước thơm cho nhau, sau đó người người, nhà nhà đổ ra đường, ken đầy các tuyến phố, từng nhóm, lẫn cả du khách sẵn sàng các thùng nước, vòi nước, xô chậu phun tưới vào nhau cũng như tưới vào người đi đường làm náo nhiệt cả không gian rộng lớn. Người Lào quan niệm, ai té được nhiều nước nhất và ai nhận được nhiều nước làm ướt nhất, thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc, đất nước bình yên.
Té nước trong ngày tết còn mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi vì đây là giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa tại Lào. Cũng chính vì thế người Lào gọi tết Bounpinmai (Lễ hội mừng đón năm mới) là Boun- hot- nam (Lễ hội té nước).

Lễ rước nữ chúa Xuân (Nangsangkhane) ngày đầu năn mới đến Chùa cổ Vat Xiêng Thoong (Luong Prabang)

Nhưng đặc sắc nhất là lễ rước Nang Sangkhane (Nữ chúa Xuân) ở cố đô Luang Prabang, với bảy cô gái đóng vai bảy người con của Kabinlaphom - Thần bốn mặt, là vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân Lào.
Mỗi năm trước lễ hội, địa phương thường tổ chức thi hoa hậu để tuyển bảy cô gái đẹp người, đẹp nết, làm ăn chăm chỉ và giỏi giang trong cuộc sống sẽ được tôn làm chúa Xuân. Ðến giờ hoàng đạo, đoàn rước nữ chúa xuân thật tưng bừng. Một cô gái đóng chúa Xuân một tay gươm, một tay cầm vòng lửa cùng 6 người em gái xiêm y rực rỡ ngồi trên xe trang hoàng lộng lẫy.

Lễ rước voi qua đường phố ở Luông Pra băng
Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào. Ði theo đoàn rước là một dòng người nối tiếp nhau vừa đi, vừa múa hát trong tiếng trống náo nức, rộn ràng. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau những lời đẹp nhất của năm mới.
Những năm gần đây, Bun Pi May đã mang những nội dung mới, là các hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn phù hợp đặc điểm dân cư, tập quán của từng vùng. Ðối với người Lào, vui là chính, ăn uống là phụ. Ở đâu có tiếng trống nổi lên và điệu múa lăm vông làm xốn xang lòng người thi ở đó vui thâu đêm suốt sáng.


Vui từ trong nhà ra ngoài ngõ, vui làm cho đêm lăm vông như ngắn lại, nhưng dù vui đến mấy người Lào vẫn giữ được bản chất hiền hòa, lối ứng xử mềm mại và luôn coi trọng giá trị nhân bản. Chính vì vậy mà ở tất cả các cuộc vui chơi không hề xảy ra chuyện to tiếng, cãi vã hoặc ẩu đả nhau làm ảnh hưởng sự bình yên vốn có của bản làng. Sắp đến tết LAÒ, mọi người có thể tham khảo bài viết để có thể hiểu rõ thêm một số phong tục Tết của người Lào, để được tham gia các lễ hội diễn ra trong mùa Tết ở Lào nhanh chóng sắp xếp lên lịch book vé để du lịch trải nghiệm cùng TGVR về con người hiền hoà của Đất nước bạn Lào.
 

 



 


 
TIN LIÊN QUAN
ĐÓNG