BÀI VIẾT
12/10/2018 16:34
Tại sao khi bán vé quốc tế cần có nghiệp vụ và cả kinh nghiệm lẫn khả năng phân tích phán đoán tình huống ?
Hôm nay rảnh tôi sẽ lấy 1 ví dụ thực tế cho các bạn về 1 tình huống mà với 1 booker dù có giỏi mà thiếu kinh nghiệm (kinh nghiệm hiểu đơn giản là chưa được nhiều lần trải qua tình huống đó) thì cũng vẫn có thể bị lỗi.
Nhưng cũng có những tình huống mà giỏi nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng có, chỉ là gặp 1 case lạ mà thực tế chưa từng gặp thì bạn phải xử lý ra sao ? đó là khi cần đến cái nghiệp vụ giỏi thực sự và 1 khả năng phân tích tình huống.
1 KE7676 Y 04OCT 4 BUDPRG DK1 1440 1605 04OCT E 0 ATR G OPERATED BY CZECH
2 KE5936 Y 04OCT 4 PRGICN DK1 1830 1125 05OCT E 0 333 OPERATED BY CZECH AIRLINES
3 KE5983 Y 05OCT 5 ICNVVO DK1 1305 1605 05OCT E 0 319 S
OPERATED BY SUBSIDIARY/FRANCHISE
OPERATED BY AURORA
XPRG KE 7676 Y Y 04OCT 1440 YOWKE
XSEL KE 5936 Y Y 04OCT 1830 YOWKE
VVO KE 5983 Y Y 05OCT 1305 YOWKE
Ở PNR trên, khi xuất bằng stock của KE, thực tế KE có bán hành trình này nhưng hãng vận chuyển toàn là KE 4 số theo hình thức liên danh, và chúng ta xem sẽ có điều gì sẽ xẩy ra ?
Lý thuyết: booker nghĩ khách sẽ bay ok vì đặt liền của 1 hãng, thời gian nối chuyến ở ICN là rất ít (thừa có 30p so với yêu cầu) nên sẽ cho rằng hành lý đẩy thẳng thì hãng mới bán.
Thực tế : khách không bay được vì phải lấy hành lý ra ở ICN, và làm thủ tục lại trong khi khách không có visa Hàn Quốc !
Lí do : trong các quy định của IATA về vận chuyển hành lý khi có nhiều hãng tham gia thì sẽ phải dựa vào hãng vận chuyển chính, trong trường hợp này KE là hãng khai thác (mở bán) nhưng không phải hãng vận chuyển chính trong toàn bộ hành trình.

Ở đây lại cần đi sâu hơn 1 chút, vì hành trình có sự chuyển dịch từ vùng vận chuyển TC 2 là PRG (thuộc Châu Âu) sang vùng vận chuyển TC 3 là ICN thuộc Châu Á (theo quy định vùng vận chuyển của IATA) nên hãng vận chuyển từ TC2 sang TC3 được coi là hãng vận chuyển chính, và hành lý sẽ phải tuan theo quy định của hãng này.
Theo quy định vậy thì CZECH AIRLINES mới là hãng vận chuyển chính và hành lý sẽ phải theo quy định của hãng này và do vậy KE không có trách nhiệm về hành lý với hành trình trên. Và vì CZECH AIRLINES chưa có văn phòng đại diện ở VN nên bạn cũng không thể hỏi được hãng này là hành lý có dược đẩy thẳng đầu cuối không ?
Nếu trong tình thế buộc phải xử lý trên, có thể bạn sẽ không bán nếu khách đòi đi đúng ngày hoặc bạn sẽ tìm ra 1 giải pháp khác có tính khả thi hơn.
1 KE6294 H 03OCT 3 BUDFCO DK1 1155 1340 03OCT E 0 32S OPERATED BY ALITALIA S.P.A. IN A.S
2 KE 932 H 03OCT 3 FCOICN DK1 2125 1550 04OCT E 0 74H BD
3 KE5981 H 05OCT 5 ICNVVO DK1 0215 0515 05OCT E 0 319 S
OPERATED BY SUBSIDIARY/FRANCHISE
Ví dụ bạn sẽ tư vấn khách chọn cái này nếu khách đồng ý đi sớm hơn 1 ngày, sau đó bạn sẽ gọi lên KE để hỏi rõ về hành lý ở chặng ICN. Vì chặng 2 là KE 3 số do KE khai thác và vận hành nên hành lý sẽ theo quy định của KE.

Vậy bài học rút ra ở đây là gì ?
Là không bao giờ nên xuất vé của 1 hãng mà bản thân hãng đó không có sự hiện diện vận chuyển, hoặc không phải hãng vận chuyển chính trong hành trình dù họ có bán VÌ họ bán vé chứ không bán visa nên không cần quan tâm visa của khách đâu và họ mở đường bay cũng không phải chỉ phục vụ cho người VN (có nhiều quốc gia qua Hàn không cần visa).
Ở ví dụ trên KE bán, nhưng toàn bộ hành trình là liên danh và vận chuyển bởi các hãng khác. Hơn nữa đây lại là chặng bay liên lục địa có sự chuyển vùng IATA nên lại càng nguy hiểm hơn
:) Bạn thấy dấy, bán vé quốc tế có thể lời rất nhiều nếu bán chân khách nhưng tai họa thì cũng vô cùng lớn mà lúc đấy không biết giải quyết sao :)
PS: bạn nào nghiệp vụ quốc tế không chắc nhưng muốn dấn sâu vào con đường vé quốc tế thì có thể hợp tác với TGVR đảm bảo 99,99% không bao giờ đền vé từ những điều đơn giản nhất tới phức tạp nhất :)
Bài hơi dài, mong các bạn mới bước vào con đường bán vé quốc tế đọc hết vì nó rất hữu ích.
 
TIN LIÊN QUAN
ĐÓNG